DetailController

Cục Quản lý thị trường tỉnh Điện Biên kiểm tra theo Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2025

Cục Quản lý thị trường tỉnh Điện Biên kiểm tra theo Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2025

Căn cứ Định hướng chương trình kiểm tra năm 2025 của Tổng cục Quản lý thị trường đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt, chức năng, nhiệm vụ được giao, đặc điểm, tình hình thị trường và yêu cầu công tác quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Điện Biên đã ban hành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2025 kèm theo Quyết định số 693/QĐ-QLTTĐB ngày 31/12/2024, theo đó sẽ tổ chức lực lượng kiểm tra đối với 24 tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh thuộc 07 lĩnh vực khác nhau. Kế hoạch được triển khai nhằm mục đích đảm bảo tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh, phòng, chống các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả; vi phạm nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa…

 


 

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Điện Biên

kiểm tra cửa hàngkinh doanh trên địa bàn

Đối tượng kiểm tra năm 2025 của lực lượng quản lý thị trường tỉnh Điện Biên gồm các 24 tổ chức, cá nhân kinh doanh trong 07 lĩnh vực gồm: Tổ chức, cá nhân kinh doanh các nhóm sản phẩm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương; tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử hoặc sử dụng ứng dụng công nghệ số để kinh doanh; tổ chức hoạt động kinh doanh mặt hàng rượu; tổ chức hoạt động kinh doanh các sản phẩm thuốc lá; tổ chức hoạt động kinh doanh xăng dầu; cá nhân hoạt động kinh doanh mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật và tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh mặt hàng điện tử. Thời gian kiểm tra sẽ thực hiện từ ngày 01/01/2025 kéo dài đến hết ngày 14/11/2025.

Trong đó, đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm, Cục sẽ kiểm tra tập trung vào việc chấp hành quy định về chấp hành quy định về đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ kinh doanh; Việc chấp hành quy định về hoạt động kinh doanh theo giấy chứng nhận đủ điều kiện (đối với các tổ chức/cá nhân thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện); Việc chấp hành quy định về nguồn ngốc, xuất xứ thực phẩm; Việc chấp hành quy định về điều kiện chung đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Việc chấp hành các quy định về ghi nhãn thực phẩm; đo lường trong sản xuất kinh doanh thực phẩm; Việc chấp hành quy định về chất lượng hàng hóa; sở hữu trí tuệ (nếu có dấu hiệu vi phạm).

Cơ sở kinh doanh hàng thuốc lá, lực lượng quản lý thị trường sẽ kiểm tra các vấn đề liên quan đến việc chấp hành quy định về đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ kinh doanh; Việc chấp hành quy định về hoạt động kinh doanh theo giấy phép; Việc chấp hành quy định về điều kiện mua bán sản phẩm thuốc lá; Việc chấp hành quy định về thực hiện nghĩa vụ của thương nhân được cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá; việc chấp hành quy định về tem sản phẩm thuốc lá; Việc chấp hành quy định về bán thuốc lá; Việc chấp hành các quy định về chất lượng hàng hóa ; quyền sở hữu trí tuệ (nếu có dấu hiệu vi phạm).

Cơ sở kinh doanh hàng điện tử, lực lượng quản lý thị trường sẽ kiểm tra các vấn đề liên quan đến Việc chấp hành quy định về đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ kinh doanh; Việc chấp hành quy định về nguồn gốc, xuất xứ; Việc chấp hành quy định về nhãn hàng hóa; Việc chấp hành quy định về công bố hợp quy, sử dụng dấu hợp quy; Việc chấp hành quy định về dán nhãn năng lượng; Việc chấp hành quy định về quyền sở hữu trí tuệ (nếu có dấu hiệu vi phạm).

Cơ sở kinh doanh xăng dầu, nội dung kiểm tra bao gồm việc tuân thủ các quy định về chấp hành quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu; Việc chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu; Việc chấp hành quy định của pháp luật về nguồn gốc, xuất xứ  hàng hóa; Việc chấp hành quy định của pháp luật về: Đăng ký, mua, bán xăng dầu theo hệ thống phân phối; đại lý kinh doanh xăng dầu; hợp đồng mua, bán xăng dầu, hợp đồng làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu; biển hiệu, thời gian đóng, mở cửa bán hàng; niêm yết giá bán lẻ xăng dầu và bán theo giá niêm yết; lấy mẫu để kiểm tra chất lượng (khi cần thiết)...

Cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, nội dung kiểm tra bao gồm việc tuân thủ các quy định về chấp hành quy định về đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ kinh doanh; Việc chấp hành quy định về nguồn gốc, xuất xứ; Việc chấp hành quy định về nhãn hàng hóa; Việc chấp hành quy định về điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; Việc thực hiện quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức/cá nhân kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật; Việc chấp hành quy định về quyền sở hữu trí tuệ (nếu có dấu hiệu vi phạm); Việc chấp hành quy định về chất lượng trong buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (nếu có dấu hiệu vi phạm).

Cơ sở kinh doanh hoạt động thương mại điện tử hoặc sử dụng ứng dụng công nghệ số để kinh doanh nội dung kiểm tra bao gồm việc tuân thủ các quy định về Việc chấp hành quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh/doanh nghiệp; Việc chấp hành quy định về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động; Việc chấp hành quy định về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động; Việc chấp hành quy định về cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; Việc chấp hành quy định về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử; Việc chấp hành quy định của pháp luật về nguồn gốc, xuất xứ  hàng hóa; nhãn hàng hóa; Kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ (nếu có).

Cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, nội dung kiểm tra bao gồm việc tuân thủ các quy định về chấp hành quy định về đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/hộ kinh doanh;  Việc chấp hành quy định về hoạt động kinh doanh theo giấy phép; Việc chấp hành quy định về điều kiện kinh doanh;  Việc chấp hành quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu;  Việc chấp hành quy định về chế độ báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh rượu; Việc chấp hành quy định về dán tem rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước; Việc chấp hành quy định về cung cấp thông tin về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe; Việc chấp hành quy định bán, cung cấp rượu; Việc chấp hành quy định về trách nhiệm của cơ sở kinh doanh rượu; Việc chấp hành quy định về ghi nhãn rượu; Việc chấp hành quy định về công bố sản phẩm rượu; Việc chấp hành quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; sử dụng nhãn hiệu (nếu có).

Việc kiểm tra, xử lý vi phạm phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Mọi hành vi vi phạm đều cần phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh. Đồng thời, công tác kiểm tra, xử phạt phải gắn liền với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân bị kiểm tra. Việc kiểm tra không được gây khó khăn, phiền hà cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ, phải bảo đảm hoạt động kinh doanh hợp pháp của các doanh nghiệp diễn ra bình thường.

Kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm, đúng nội dung Kế hoạch kiểm tra đã ban hành, phản ánh một cách khách quan, trung thực và công bằng. Công tác kiểm tra phải gắn kết với việc đánh giá, phân tích các nội dung cần quan tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và công tác quản lý thị trường.

Ngoài kiểm tra theo Kế hoạch định kỳ, cần tăng cường công tác quản lý theo địa bàn, thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, nhằm phát hiện kiểm tra đột xuất và kiểm tra theo các Kế hoạch chuyên đề, và tập trung vào giám sát, kiểm tra trong thương mại điện tử.

Thông qua công tác kiểm tra góp phần bình ổn thị trường, phát triển sản xuất trong nước, mở rộng giao thương hàng hóa, dịch vụ; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh, người tiêu dùng; đánh giá tình hình chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh.

phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp
Cục Quản lý thị trường tỉnh Điện Biên

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương