DetailController

Cục QLTT làm việc với Đoàn giám sát HĐND tỉnh về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thực hiện Quyết định số 16/QĐ-BPC ngày 26/4/2024 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2024”; Kế hoạch giám sát chuyên đề “Việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2024”.

Ngày 16 tháng 5 năm 2024, tại trụ sở Cục Quản lý thị trường, Đoàn Giám sát do đồng chí Lò Thị Bích - Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Quản lý thị trường để giám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 - 2024.

Làm việc với Đoàn Giám sát, về phía Cục Quản lý thị trường có các đồng là Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Trưởng các Phòng tham mưu, tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ và Đội trưởng các Đội Quản lý thị trường trực thuộc.

Quang cảnh buổi làm việc

Báo cáo tại buổi giám sát, đồng chí Lò Ngọc Minh Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cho biết, từ năm 2022 đến hết Quý I năm 2024 lực lượng QLTT toàn tỉnh đã: Xử lý VPHC 1.003 vụ, thu nộp NSNN Trung ương 2.361,808 triệu đồng, trong đó: Xử phạt VPHC 2.354,725 triệu đồng, thu bất hợp pháp 0,113 triệu đồng, bán tang vật VPHC 6,97 triệu đồng. Trị giá hàng hóa vi phạm buộc tiêu hủy: 40,248 triệu đồng, bao gồm: gần 900 đơn vị sản phẩm thực phẩm bao gói sẵn các loại (mỳ ăn liền, bánh kẹo...) quá hạn sử dụng, hỏng mốc; 300 kg quả quýt tươi không rõ nguồn gốc xuất xứ và 698 đơn vị sản phẩm phụ tùng xe máy (má phanh, ổ khóa điện, bóng đèn, vỏ yên...) các loại giả mạo nhãn hiệu HONDA, YAMAHA được bảo hộ. Trị giá hàng hóa vi phạm buộc chuyển đổi mục đích sử dụng: 4,5 triệu đồng, bao gồm 45 kg sản phẩm động vật ôi thiu, biến đổi mầu sắc. Những kết quả đạt được nêu trên của lực lượng Quản lý thị trường đã đóng góp vào hiệu quả quản lý nhà nước của ngành Công thương trong thực hiện các giải pháp quản lý, điều hành chặt chẽ việc điều chỉnh cung cầu hàng hóa; cũng như góp phần giữ ổn định thị trường và các hàng hóa dịch vụ tiêu dùng thiết yếu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống người dân từ đó bình ổn thị trường, từng bước làm lành mạnh môi trường kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

 

Đồng chí Lò Ngọc Minh Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Điện Biên

 báo cáo trước đoàn giám sát

 

Trong kỳ, Cục QLTT đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường kết hợp công tác kiểm tra, xử lý vi phạm và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ với công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn thực hiện dúng quy định của pháp luật về lĩnh vực giá, an toàn thực phẩm, nhãn hàng hóa, hóa đơn chứng từ mua bán hàng hóa, không kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm... Các Phòng chức năng đã kịp thời tổng hợp công tác báo cáo theo đúng yêu cầu của các cơ quan cấp trên; Tham mưu xử lý các vụ việc vi phạm hành chính vượt thẩm quyền đúng theo quy định của pháp luật; Bảo đảm về kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.

Bên cạnh những thuận lợi, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính tại đơn vị còn tồn tại một số khó khăn như: Một số văn bản trong hệ thống văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chưa thống nhất, còn chồng chéo, chưa theo kịp với sự phát triển của các phương thức kinh doanh mới, chế tài chưa đủ sức răn đe đối với các đối tượng vi phạm; địa bàn rộng, lực lượng mỏng, trình độ công chức Quản lý thị trường chưa đồng đều; công tác kiểm tra, xử lý đối với hàng hóa nhập lậu gặp nhiều khó khăn do phải thực hiện thẩm tra, xác minh, kiểm nghiệm đánh giá chất lượng…

Đồng chí Lò Thị Bích - Ủy viên thường trực, Trưởng Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh phát biểu tại buổi giám sát

 

 

Phát biểu tại buổi giám sát, đồng chí Lò Thị Bích - Ủy viên thường trực, Trưởng Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh thay mặt Đoàn công tác đã ghi nhận và đánh giá cao những kết quả Cục Quản lý thị trường đã đạt được trong thời gian qua, mặc dù biên chế mỏng, địa bàn rộng, các cơ sở kinh doanh hoạt động phân tán, Đội Quản lý thị trường phải quản lý địa bàn liên huyện… Đặc biệt, đồng chí đánh giá cao việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuẩn hoá dữ liệu trong quá trình thiết lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, đây là một trong những ưu thế vượt trội của Cục Quản lý thị trường tỉnh Điên Biên so với các đơn vị tại địa phương. đồng thời chia sẻ với những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành pháp luật của đơn vị. Trong thời gian tới, để hoàn thành tốt hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh, đồng chí đề nghị Cục Cục Quản lý thị trường:

Tiếp tục quán triệt, triển khai và cụ thể hóa thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ban ngành Trung ương, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh và Tổng cục Cục Quản lý thị trường về công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; kịp thời xây dựng các Kế hoạch kiểm tra định kỳ, chuyên đề phù hợp diễn biến tình hình thị trường trên địa bàn tỉnh.

Làm tốt hơn nữa công tác dự báo tình hình thị trường, tăng cường công tác quản lý địa bàn nắm chắc tình hình diễn biến thị trường để kịp thời, phát hiện, kiểm tra và xử lý nghiêm các vụ buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, giả mạo xuất xứ trong hoạt động thương mại điện tử, vi phạm về an toàn thực phẩm… trên địa bàn tỉnh.

Thay đổi hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Ngoài việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật và vận động các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ký cam kết “Không sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” cần tuyên truyền đến cả người tiêu dùng để họ nhận biết được hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng… từ đó phát huy vai trò và sự tham gia tích cực của quần chúng Nhân dân tham gia tố giác các hành vi vi phạm đến các lực lượng chức năng.

Tăng cường, phối hợp tốt hơn nữa với Cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng trong công tác trao đổi, chia sẻ thông tin, nhằm nâng cao sức mạnh tổng hợp, phát huy trách nhiệm trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của các cấp uỷ, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng trong tỉnh.

Tăng cường, phát huy hơn nữa vai trò, nhiệm vụ Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh trong công tác phối hợp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Kịp thời tham mưu Trưởng Ban và Ban Chỉ đạo ban hành các Chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo kiểm tra đối với các mặt hàng, lĩnh vực trọng điểm theo từng thời kỳ; thực hiện tốt công tác tổng hợp, thông tin, báo cáo, thi đua, khen thưởng... để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo.

Thay mặt lãnh đạo cơ quan, đồng chí Lò Ngọc Minh - Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Điện Biên tiếp thu những ý kiến của Đoàn giám sát. Trong thời gian tới, lãnh đạo Cục sẽ chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ khắc phục triệt để những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra, đồng thời mong muốn, đơn vị sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành tỉnh Điện Biên để thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, sản xuất hàng giả trên địa bàn tỉnh.
Phòng Nghiệp vụ Tổng hợp
Cục Quản lý thị trường tỉnh Điện Biên

Bình luận

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương