Điện Biên: Tăng cường kiểm tra mặt hàng sách giáo khoa, đồ dùng học sinh trước thềm năm học mới 2024-2025.
Thực hiện hiện công văn số 2219/TCQLTT-CNV ngày 07/8/2024 của Tổng Cục Quản lý thị trường về việc tăng cường công tác kiểm tra các quy định pháp luật về mặt hàng sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Căn cứ chỉ đạo của cấp trên, diễn biến thực tế tình hình và yêu cầu công tác QLTT trên địa bàn tình, đồng thời để đảm bảo ổn định thị trường về sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho học sinh năm học mới 2024 - 2025, Cục Quản lý thị trường tỉnh Điện Biên đã ban hành Công văn số 411/QLTTĐB-NVTH ngày 09/8/2024 chỉ đạo Các Đội QLTT trực thuộc rà soát, nắm bắt thông tin, theo dõi, giám sát chặt chẽ toàn bộ các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh sách giáo khoa và đồ dùng học tập trên địa bàn tỉnh, nhằm kịp thời phát hiện ngăn chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xuất bản, đặc biệt là các hành vi in, tiêu thụ sách giả để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn.
Lực lượng QLTT kiểm tra mặt hàng sách giáo khoa, đồ dùng học tập
của một số nhà sách trên địa bàn
Chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc mở đợt cao điểm kiểm tra, rà soát, nắm bắt thông tin, theo dõi, giám sát chặt chẽ toàn bộ các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh sách giáo khoa, đồ dùng học sinh trên địa bàn nhằm kịp thời phát hiện ngăn chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xuất bản, đặc biệt là các hành vi in, tiêu thụ sách giả để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn.
Qua bước đầu theo dõi, giám sát chặt tại một số cửa hàng kinh doanh sách khoa trên địa bàn đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tem nhãn đầy đủ đúng quy định. Đồng thời, tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật và vận động các hộ kinh doanh ký cam kết không vận chuyển, tang trữ, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ đặc biệt là các mặt hàng sách giáo khoa, khuyến cáo các bậc phụ huynh cũng cần chú ý lựa chọn các loại sách của các nhà xuất bản có uy tín, đảm bảo về chất lượng.
Trước thực trạng sách giáo khoa không qua kiểm định được các đối tượng sử dụng thủ đoạn tinh vi như dán mã vạch, tem chống hàng giả… khiến người tiêu dùng khó phân biệt, nhận biết, nhất là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, trình độ nhận của người tiêu dùng có nơi còn hạn chế.
Trong thời gian tới Lực lượng QLTT sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an, Thuế để đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định nếu phát hiện vi phạm. Trường hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạm chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật, góp phần tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng, bảo vệ quyền, lợi ích của người tiêu dùng./.
Bình luận